Nhờ có lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng, cây hồ tiêu trên vùng đất Đông Nam bộ đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực của các địa phương trong khu vực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Các năm gần đây, giá hồ tiêu tăng cao đã giúp nhiều nông hộ vụt thành “đại gia”. Lúc này, hồ tiêu được ví như cây… tiền.
Ngày đăng: 05-03-2016
1,221 lượt xem
Nông thôn vươn mình
Sau Tết Nguyên đán Bính Thân, người trồng tiêu ở huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) có thêm niềm vui vì hồ tiêu năm nay đậu trái cao và ít sâu bệnh. Năng suất năm nay của toàn huyện ước đạt 7 - 8 tấn hạt hồ tiêu/ha, vượt gấp đôi so với vụ tiêu năm 2015. Nguyên nhân là nhờ thời tiết thuận lợi trong giai đoạn ra bông đậu trái; ngoài ra, giá hồ tiêu tăng cao nhiều năm qua cũng phần nào giúp nông dân đầu tư mạnh và chăm sóc hồ tiêu tốt hơn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Thành, huyện Châu Đức (tỉnh BR-VT) cho biết, toàn xã hiện có 860ha hồ tiêu, đang cho thu hoạch 680ha. Trong xã có tới 80% nông hộ trồng tiêu. Giá hồ tiêu những ngày đầu năm 2016 tuy không bằng thời điểm giữa năm 2015 nhưng vẫn được đánh giá là khá ổn định, dao động trong khoảng 165.000 - 175.000 đồng/kg. Về cơ bản, thu nhập đem lại vẫn cao gấp 2 - 3 lần so với cây trồng khác. Thời gian tới, xã vẫn chú trọng định hướng phát triển hồ tiêu là cây trồng chủ lực.
Số liệu từ Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT cho thấy, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 10.000ha hồ tiêu, được trồng chủ yếu ở huyện Châu Đức với hơn 6.000ha, xếp thứ hai là huyện Xuyên Mộc với hơn 2.500ha... Hiện tỉnh đang triển khai các dự án trồng tiêu sạch để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Còn tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, nông dân đã phát triển diện tích hồ tiêu lên đến hơn 25.000ha. Dù có năm được năm mất, nông dân trong khu vực Đông Nam bộ mỗi mùa thu hoạch hồ tiêu cũng “bỏ túi” trên dưới 500 triệu đồng/ha.
“Cổ súy” cho việc phát triển ồ ạt diện tích hồ tiêu là điều không nên, nhưng có thể khẳng định loại cây có hương vị cay nồng này đã giúp nhiều gia đình nông dân đổi đời. Bà Nguyễn Thị Dáng, Trưởng ban Kinh tế - Hội Nông dân tỉnh BR-VT, cho hay, thời điểm hiện tại người dân đang hết sức phấn khởi do giá tiêu ổn định. Vụ hồ tiêu năm 2016 được đánh giá rất khả quan, thông tin từ các cấp hội cơ sở thì sản lượng hồ tiêu của bà con trong vụ thu hoạch những ngày tới sẽ cao hơn các năm trước. Đó là những tín hiệu vui mừng trong sản xuất nông nghiệp ngày đầu năm.
- See more at: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2016/2/411591/#sthash.yHV44mlW.dpuf
Gặp “vua” hồ tiêu
Những ngày đầu năm mới Bính Thân 2016, cây trồng ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) bắt đầu thay “áo mới”, rẫy vườn được bà con trong vùng tỉa tuốt, rào chắn, chuẩn bị cho mùa canh tác mới. Xuân Thọ được mọi người biết đến là vùng chuyên canh hồ tiêu khá nổi tiếng ở Đồng Nai; cả xã có diện tích tiêu tương đối lớn với 500/1.570ha cây trồng lâu năm. Tiêu Xuân Thọ cho năng suất trung bình từ 2,5 tấn - 3 tấn/ha, nhiều diện tích nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật đạt năng suất trên 8 tấn/ha. Ở địa phương này, bà con ngưỡng mộ tay nghề trồng tiêu của nông dân Trần Hữu Thắng (ấp Phước Lộc, xã Xuân Thọ), với danh hiệu “Người trồng tiêu giỏi nhất thế giới”, do Hiệp hội Hồ tiêu thế giới phối hợp với Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương vinh danh vào năm 2013.
Trong không khí của những ngày đầu xuân, thấy chúng tôi đến, nông dân Trần Hữu Thắng không khỏi xúc động đưa bàn tay chai sạn mở cánh cổng ngôi biệt thự đón vào nhà. Sau vài câu thăm hỏi, ông Thắng chủ động dẫn chúng tôi ra vườn tiêu để vừa tham quan vừa chuyện trò theo nếp nhà nông. Chỉ tay vào gốc tiêu hơn 15 năm tuổi xum xuê trái, ông Thắng kể thuở ban đầu làm quen với cây hồ tiêu, vợ chồng ông phải kéo nước từ núi Gia Lào về tưới. Ông đầu tư đường ống, máy bơm nước hết 3 cây vàng. Ông Thắng tâm sự: “Hàng ngày vợ chồng đi làm thuê hoặc trồng đậu, bắp, mì để lo miếng ăn từng ngày. Thời gian sắp xếp được là vợ chồng lo tưới, làm cỏ, dựng trụ tiêu. Chúng tôi mơ có ngày vườn tiêu sẽ đem lại tiền tỷ”.
Xoay trở mãi đến năm 2006, ông Thắng mới thực sự trở thành chủ của trên 2ha hồ tiêu. Khi kinh tế dần phát triển, ông mạnh dạn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cũng như áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vườn tiêu, nhờ đó đẩy năng suất tiêu đạt 6 - 8 tấn/ha. Ông Thắng hồ hởi khoe: “Với cách làm này, dù giá tiêu xuống còn 40.000 đồng/kg, tôi vẫn lời 200 triệu đồng/ha/năm. Mấy năm nay, tiêu hạt có giá 170.000 - 200.000 đồng/kg, dân chúng tôi lãi được từ 700 - 800 triệu đồng/ha”.
Tạm chia tay vùng đất Xuân Thọ, chúng tôi tiếp tục ghé thăm trang trại của anh Nguyễn Văn Mẫn, ở ấp Tân Thành, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), một trong những người thoát nghèo và trở nên khấm khá nhờ trồng tiêu. Cặm cụi bên những gốc tiêu sau Tết Nguyên đán, anh Mẫn tâm sự: Năm 1987, anh từ miền quê Thanh Hóa vào BR-VT làm công nhân cho công trường cà phê. Đến năm 1991, nông trường cà phê giải thể, anh mua lại khoảnh đất gần 1ha để làm kinh tế vườn. Cũng như những hộ gia đình khác trong xã, vợ chồng anh đổ hết vốn liếng vào trồng cà phê. Tuy nhiên, sau đó giá rớt chỉ còn vài ngàn đồng/kg khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần. Mãi tới năm 2005, cây hồ tiêu đến với gia đình anh như một bài toán để thoát nghèo. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của Trung tâm khuyến nông huyện, vợ chồng anh mạnh dạn phá toàn bộ diện tích cà phê để thay bằng cây hồ tiêu. Sau 3 năm vừa học vừa làm, hơn 1.000 gốc tiêu của anh đã cho thu hoạch bước đầu. Năm 2013, nhờ cây tiêu, vợ chồng anh cất căn nhà khang trang ngay mặt đường với giá 1,2 tỷ đồng. Càng về sau, giá tiêu càng tăng, anh đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua thêm 0,6ha đất trồng thêm 1.000 gốc tiêu. Nhẩm tính sơ sơ, tài sản của anh Mẫn hiện tại cũng trên chục tỷ đồng.
Được anh Mẫn mời về “tệ xá”, chúng tôi ngạc nhiên trước căn nhà to và đẹp của gia đình. Anh Mẫn cười nói: “Trong xã còn nhiều căn nhà to đẹp hơn nhà mình, có hộ còn mua ô tô, mua đất, mở rộng kinh doanh sang các ngành nghề khác… Tôi chưa có điều kiện nên chỉ mở rộng diện tích trồng tiêu, xây căn nhà tử tế và lo cho con cái học hành đàng hoàng là đủ rồi”.
Nông thôn vươn mình
Sau Tết Nguyên đán Bính Thân, người trồng tiêu ở huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) có thêm niềm vui vì hồ tiêu năm nay đậu trái cao và ít sâu bệnh. Năng suất năm nay của toàn huyện ước đạt 7 - 8 tấn hạt hồ tiêu/ha, vượt gấp đôi so với vụ tiêu năm 2015. Nguyên nhân là nhờ thời tiết thuận lợi trong giai đoạn ra bông đậu trái; ngoài ra, giá hồ tiêu tăng cao nhiều năm qua cũng phần nào giúp nông dân đầu tư mạnh và chăm sóc hồ tiêu tốt hơn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Thành, huyện Châu Đức (tỉnh BR-VT) cho biết, toàn xã hiện có 860ha hồ tiêu, đang cho thu hoạch 680ha. Trong xã có tới 80% nông hộ trồng tiêu. Giá hồ tiêu những ngày đầu năm 2016 tuy không bằng thời điểm giữa năm 2015 nhưng vẫn được đánh giá là khá ổn định, dao động trong khoảng 165.000 - 175.000 đồng/kg. Về cơ bản, thu nhập đem lại vẫn cao gấp 2 - 3 lần so với cây trồng khác. Thời gian tới, xã vẫn chú trọng định hướng phát triển hồ tiêu là cây trồng chủ lực.
Số liệu từ Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT cho thấy, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 10.000ha hồ tiêu, được trồng chủ yếu ở huyện Châu Đức với hơn 6.000ha, xếp thứ hai là huyện Xuyên Mộc với hơn 2.500ha... Hiện tỉnh đang triển khai các dự án trồng tiêu sạch để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Còn tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, nông dân đã phát triển diện tích hồ tiêu lên đến hơn 25.000ha. Dù có năm được năm mất, nông dân trong khu vực Đông Nam bộ mỗi mùa thu hoạch hồ tiêu cũng “bỏ túi” trên dưới 500 triệu đồng/ha.
“Cổ súy” cho việc phát triển ồ ạt diện tích hồ tiêu là điều không nên, nhưng có thể khẳng định loại cây có hương vị cay nồng này đã giúp nhiều gia đình nông dân đổi đời. Bà Nguyễn Thị Dáng, Trưởng ban Kinh tế - Hội Nông dân tỉnh BR-VT, cho hay, thời điểm hiện tại người dân đang hết sức phấn khởi do giá tiêu ổn định. Vụ hồ tiêu năm 2016 được đánh giá rất khả quan, thông tin từ các cấp hội cơ sở thì sản lượng hồ tiêu của bà con trong vụ thu hoạch những ngày tới sẽ cao hơn các năm trước. Đó là những tín hiệu vui mừng trong sản xuất nông nghiệp ngày đầu năm.
Theo SGGP
Gửi bình luận của bạn