Cây hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị xuất khẩu lớn. Hàng năm, tỷ trọng hồ tiêu xuất khẩu của nước ta chiếm 30%-35% tổng giá trị hàng gia vị mua bán trên toàn thế giới. Tuy nhiên những năm gần đây, sản lượng hồ tiêu có xu hướng giảm, do nhiều vườn tiêu của người dân bị nhiễm loại nấm Phytophthora capsici tác nhân chính gây bệnh chết nhanh. Đây là một loại bệnh được xếp vào hạng nguy hiểm và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trên cây hồ tiêu. Bản tin Khoa học và Công nghệ xin giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng mới và chăm sóc cây hồ tiêu.
Ngày đăng: 18-01-2016
1,780 lượt xem
1. Chuẩn bị đất
Thời vụ suốt mùa khô. Đất trồng cần cày lật đất (múc đất) sâu 40-60cm, loại bỏ rễ dưới mặt đất và thực vật trên mặt đất. Phơi đất ít nhất 20 ngày trong mùa khô để tiêu diệt sinh vật có hại trong đất.
Mật độ trồng tối đa đối với trụ gỗ và trụ bê tông là 2.3m*2.5m (khoảng 1740 trụ/ha). Mật độ trồng trụ sống tối thiểu đối với các loại trụ sống là 2,7m* 3,2m (1157 trụ/ha). Chi phí mỗi trụ: Đúc dao động khoảng 130.000đ-200.000đ; Cây sống khoảng từ 7.000đ (nục nác gieo hạt trong bầu)-70.000đ (lồng mức rừng 7-10cm đường kính). Nếu trồng trụ đúc nên trồng sớm vào mùa khô có tưới chủ động. Nếu trồng trụ sống từ cây lấy trong rừng hoặc nhổ cây lớn từ nơi khác đem về thì nên trồng vào đầu mùa mưa. Trường hợp có cây trụ trong bầu và đươc gieo bằng hạt thì có thể trồng vào bất kỳ mùa nào cũng được nhưng phải chủ động tưới. Có thể dùng trụ tạm trong năm đầu tiên khi chờ đợi trụ chính mọc đủ lớn (cần nghiên cứu cách này vì sẽ tiết kiệm rất nhiều vốn).
Đào hố rộng 80cm, sâu 60cm, đào một bên hoặc hai bên nhưng chỉ trồng một bên trụ. Hệ thống thoát nước được đào trong mùa khô. Tạo ra các lô không vượt quá 1000m2 và có đường đi cho việc vận chuyển vật tư và đi lại.
2. Phân lót-Xử lý hố trồng
Phân chuồng phải được ủ cho hoai mục thực sự trước khi bón vào hố (chuẩn bị trước 3 tháng). Lượng phân chuồng hoai mục cần cho mỗi hố khoảng 30-40kg/hố (1 xe rùa). Vôi phải được xử lý trong hố trước khi bón phân lót và lân 20 ngày. Cần kết hợp với việc trộn thêm các loại men vi sinh cùng với phân chuồng hoai mục như: Pseudomonas hay Trichoderma để tăng hệ vi sinh vật có lợi kiểm soát được bệnh chết nhanh, chết chậm.
3. Che bóng-Cây che bóng-Thảm phủ-Hệ thống tưới-Thoát nước
Nên trồng cây che bóng lâu dài, cứ 2 trụ đúc (hay gỗ) thì trồng một cây keo dậu, trồng 1 lúc hay trước khi trồng tiêu. Cần có lưới che 60% trên đỉnh trụ (1 hàng che và một hàng để trống). Cần có túp cao 0,6m để che cho tiêu mới trồng trong mua nắng. Trồng thảm phủ bằng lạc dại đầu mùa mưa hoặc bất kỳ lúc nào nếu chủ động nước tưới.
Hệ thống tưới cần được chôn ngầm trước khi trồng (tưới bét hoặc nhỏ giọt đều được, không nên tưới dí). Để trồng tiêu có năng suất cao nhất thiết phải chủ động hệ thống tưới nước.thích
4. Vận chuyển và bảo vệ cây giống-Kỹ thuật trồng
Thời vụ trồng tiêu lươn có thể từ tháng 2 dương lịch đến tháng 10 dương lịch đều tốt. Tránh trồng trong những tháng lạnh giá (tháng 11-1) và mưa quá nhiều (tháng 9-10). Chọn cây giống khỏe: 4-5 lá thật, rễ mọc ra ngoài bầu, lá xanh hơi vàng nhưng đọt tím, lá không bị khảm, không đen đốm ( Nếu cây tiêu con quá xanh mướt có thể do dùng thuốc kích và phân hóa học quá nhiều khi mang về nhà rất dễ chết do không có rễ và tế bào dễ bị vi sinh vật có hại xâm nhập).
Phun Ridomin ở mặt đất nơi mà cây giống được mang về nhà để tránh lây nhiểm chết nhanh. Vận chuyển bầu tiêu khô nước sẽ dễ sống hơn khi mang về so với bầu đầy nước. Không nên tưới phân hóa học cho cây ít nhất 10 ngày trước khi xuất vườn.
Trồng cây con ra vườn nên trồng nổi, trồng nghiêng hướng về trụ và càng gần trụ càng tốt (mặt bầu tiêu cách trụ từ 15-20cm). Chỉ trồng một bên trụ, phía đối diện là khoảng đất trống để dành sau này đôn dây. Số lượng cây con trên mỗi trụ từ 2-4 cây/trụ.
5. Chăm sóc sau trồng
Buộc dây tiêu vào trụ càng sớm càng tốt, 7-10cm buộc một lần. Trong trường hợp chưa phối hợp với các loại men vi sinh như đề cập ở trên, nên tưới thuốc phòng chết nhanh và chết chậm sau trồng 15 ngày (300g ridomin + 2 chai tervigo + 1 chai agri-fos 400 + 200 lit nước; tưới gốc 1-2 lít/gốc). Sớm phòng trừ các loại rệp xuất hiện trên lá non.
Để đôn dây tiêu sau 6 tháng trồng cần có các kỹ thuật sau:
1) Ngừng bón phân trước đôn 1 tháng;
2) Bức lá chân trước đôn 10 ngày;
3) Đào, rải vôi và phơi hố trước đôn 20 ngày;
4) Chuẩn bị phân chuồng hoai mục trước đôn 3 tháng;
5) Chuẩn bị rơm trước đôn 2 ngày.
Cắt tỉa tạo hình: nhằm mục đích tăng số thân chính trên một trụ để đạt được từ 8-12 thân/trụ. Cây tiêu trồng sau 8-10 tháng cần cắt hạ dây xuống cách mặt đất 40-50cm và sau đó nuôi chồi cho đủ số thân mong muốn. Cắt tỉa hằng năm: Hằng năm dây lươn ra rất nhiều, những cành cho quả đã phân quá nhiêu cấp cành hoặc những thân tược mọc không theo ý muốn, tất cả đều là những cành vô hiệu và tiêu hao nhiều dinh dưỡng của cây cần cắt bỏ càng sớm càng tốt để dinh dưỡng tập trung nuôi cành quả và nuôi quả.
6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Có bốn loại dịch hại quan trọng cần nhận biết và nhanh chóng phòng trừ gồm:
- Bệnh chết nhanh do nấm Phytophtora capsici gây ra. Bệnh này thường gây ra hiện tượng héo, hoặc héo vàng trên tất cả các lá của cây. Sau đó lá rụng, cây thối gôc, tháo lóng tháo đốt và chết. Từ khi phát hiện đến khi chết nhanh thì 2 ngày chậm thì 2 tuần. Vườn cây bị quá ẩm, úng nấm bệnh sẽ sinh sản và tấn công rất nhanh.
Biện pháp phòng chống là xây dựng hệ thống thoát nước tốt, tưới thuốc phòng bệnh vào đầu mùa mưa, trồng giống sạch bệnh, hạn chế bón phân hóa học, vệ sinh nhanh chóng trụ tiêu bị bệnh và cách ly với chung quanh.
- Bệnh chết chậm do tuyến trùng gây ra. Cây tiêu thường có biểu hiện vàng lá, nhỏ lá, mỏng lá, lá rụng nhiều ít mọc lại, chồi cũng bị rụng. quả ngày càng ít lại. Cây tiêu có thể chết trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn. Nên sử dụng Nokarp hay Tervigo để phòng và trị bệnh này vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
- Bệnh chết chậm do rệp sáp gốc gây ra. Cây tiêu cũng có triệu chứng như chết chậm do tuyến trùng. Hiện tượng khác chỉ là những dấu hiệu của bầy kiến hay xuất hiện ở gốc tiêu. Có nhiều loại thuốc để trị rệp sáp tuy nhiên cân học cách trị như thế nào là điều quan trong hơn là trị bằng thuốc gì. Nên sử dụng giống sạch rệp sáp.
- Bệnh tiêu điên do virus gây ra bệnh này không làm cây chết mà gây ra hiện tượng lá khảm, xoăn, lùn và làm mất năng suất nghiêm trọng. Bệnh này không có thuốc chửa. Nên dùng giống sạch bệnh là cách tốt nhất.
Bạn cần trồng mới hồ tiêu, bạn quan tâm giá tiêu giống Vĩnh linh, liên hệ với chúng tôi tại các cơ sở tiêu giống bên dưới.
Cơ sở 1: 258 Ấp Tân Bình, Xã Lang Minh, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai - Chị Linh 0933 845 517
Cơ sở 3: Xã Nâm N”Jang, Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông, Chị Linh 0933 845 517
Gửi bình luận của bạn