Cây tiêu là loại cây lâu năm, thì bộ rễ thích hợp phải là bộ rễ với hệ thống phân tầng: Rễ cọc – Rễ cái – rễ thứ cấp – rễ tơ
Ngày đăng: 17-01-2016
1,230 lượt xem
Để có được rễ cọc, ngoài phương pháp nhân giống bằng hạt ra, thì không còn cách nào khác, phương pháp này hiện giờ ít phổ biến. Nhân giống bằng hom, là cách làm đại trà và phổ cập. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp và kỹ thuật đúng thì bộ rễ mọc ra là bộ rễ chùm. Để có được bộ rễ cái thay thế rễ cọc, thì không còn cách nào hơn là: Trong quá trình ươm giống, phải có phương pháp khống chế và quản lý được số rễ mọc ra. Con số lý tưởng là 2-3 rễ, tối đa là 5 rễ. Nếu nhiều hơn, lực bị phân tán, khó mà thành rễ cá.
Cây tiêu có bộ rễ cái, sẽ phát huy hết tất cả khả năng và năng lực vốn có. Vì vốn dĩ là loại cây sống cộng sinh trong rừng, nên đặc tính dễ thích nghi của cây tiêu là rất cao. Nếu chúng ta ý thức được giá trị bộ rễ cái và tạo ra được bộ rễ cái đúng hiệu. Lúc bấy giờ, cây tiêu trở thành loại cây rất dễ canh tác.
Rễ cái khỏe: Sẽ cắm sâu vào lòng đất. Làm nhiệm vụ hút và điều hòa nước một cách ổn định.
Rễ cái khỏe: Là nơi tích chứa dinh dưỡng và nhựa sống. Đây là nguồn sinh dưỡng cho cây. Có được nguồn này, nhịp sinh học của cây mới ổn định, đủ điều kiện cho các chu kỳ sinh lý thực hiện một cách phù hợp và vững chãi. Đây là điểm then chốt quyết định về sức khỏe. sự bền vững, năng suất và tuổi thọ của cây.
Rễ cái khỏe: Miền sinh trưởng của rễ, đủ điều kiện để thực hiện chức năng: dài rễ và lớn rễ. Nhờ điểm này, mà rễ và gốc hỗ tương nhau. Không phải rễ là gánh nặng của gốc.
TheoTieucaphe
Gửi bình luận của bạn